Digital Marketing chiến lược dùng Internet thông minh

Hẳn đã có bao giờ bạn tự hỏi, thế Digital marketing là cái quái gì mà thời buổi bây giờ ai cũng cần bám vào nó để làm marketing, trong khi marketing truyền thống bản chất nó đã ăn sâu vào các chiến lược bán hàng và phát triển thương hiệu từ năm này qua tháng nọ. Thế thì Digital marketing nó đã làm nên được phép màu gì để marketing truyền thống phải “nép” qua một bên và chia sẻ phần đường cho “kẻ đến sau”.

Các định nghĩa tổng hợp về Digital Marketing

Việc sử dụng Internet để làm phương tiện cho các hoạt động marketing và truyền thông là cách để bạn tiếp cận thị trường để tiếp thị sản phẩm và thương hiệu của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. Digital Marketing (Tiếp thị số) là việc sử dụng Internet để làm phương tiện cho các hoạt động marketing và truyền thông.

Digital Marketing chiến lược dùng Internet thông minh làm phương tiện cho những hoạt động marketing và trao đổi thông tin” – Asia Digital Marketing Association.
“Digital Marketing là việc thực thi các hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh phân phối trực tuyến định và hướng theo cơ sở dữ liệu nhằm mục đích tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng theo nhu cầu, đúng đối tượng với các mức chi phí hợp lí” – Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc.

“Digital Marketing là việc quản lí và thực hiện các hoạt động marketing bằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử phổ biến như website, email, iTV, các phương tiện không dây kết hợp với dữ liệu số về đặc điểm và hành vi từ khách hàng.” – Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing
Digital Marketing đề cập đến nhiều lĩnh vực rộng hơn so với loại hình marketing truyền thống, chúng tiếp cận người dùng theo phong cách kĩ thuật số” – Wikipedia.

Như vậy, có quá nhiều khái niệm về Digital marketing, và không có khái niệm duy nhất và thống nhất. Song, chung quy lại, Digital marketing có 3 đặc điểm chính, đó là:

Dùng phương tiện kỹ thuật số.
Tiếp cận khách hàng trong các môi trường kỹ thuật số.

Tương tác với khách hàng thông qua môi trường kỹ thuật số.

Những công cụ Digital marketing nào phổ biến nhất hiện nay?

 

Trong một nghiên cứu và khảo sát do Ascend2 công bố vào tháng 12 năm 2016, dựa trên quan điểm của 264 nhà tiếp thị (47% B2B, 35% B2C, 18% cả B2B và B2C). Có khoảng 62% người được hỏi cho biết Trang web của thương hiệu sẽ trở thành một công cụ marketing hiệu quả nhất trong xu thế digital marketing năm 2017. Trong khi 51% nói rằng  là Email; 48% là các công cụ đến từ nền tảng Social media và 32% đến từ tìm kiếm Organic.
Các công cụ căn bản và phổ biến của Digital marketing gồm có:

Email marketing (Tiếp thị qua hình thức email)
SEO – Search Engine Optimization (Tối ưu hóa việc tìm kiếm khách hàng)
Social Media (Quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội)
SEM – Search Engine Marketing (Quảng cáo và tìm kiếm)
Online PR (PR trực tuyến online)
Mobile marketing (Tiếp thị thông qua hình thức điện thoại)

Các ưu điểm Digital Marketing

Sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay kéo theo nhiều dịch vụ mới ra đời và đem đến cho doanh nghiệp một sự trải nghiệm mới về một dịch vụ chất lượng và uy tín, trong đó Digital Marketing là dịch vụ mà chúng tôi muốn nói đến nhất.

Giúp tiết kiệm tối đa các chi phí hiệu quả.

Dịch vụ Digital Marketing có mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với loại truyền thống theo các phương thức truyền thống từ xưa đến nay. Bởi các doanh nghiệp khi thực hiện Digital Marketing sẽ không phải mất cả khoản chi phí trong quá trình thuê mặt bằng hay dịch vụ bảo trì. Với các hình thức truyền thống của các thương hiệu nổi tiếng cách các thành phố lớn thì phổ biến nhất vẫn chính là quảng cáo sản phẩm, dịch vụ qua tivi, biển hiệu, báo đài, tạp chí, tờ rơi, thư điện tín, gọi điện hay thậm chí là chào bán, giới thiệu sản phẩm trực tiếp thì việc chi phí dịch vụ lên đến hàng chục tỷ đồng là điều dễ dàng có thể sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, Digital Marketing cũng là một hình thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp không đòi hỏi mức chi phí quá cao, đây cũng là một môi trường cạnh tranh mở ra cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn thậm chí mới lập. Với cách thức này những người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận nhanh chóng và biết đến doanh nghiệp của bạn thay vì như trước đây phải PR “gãy lưỡi” mà không có ai tìm đến.

Hướng đến thị trường khách hàng giàu tiềm năng.

Dễ dàng tiếp cận thị trường khách hàng giàu tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ chính là ưu điểm lớn nhất đối với hình thức Digital Marketing, không chỉ là thông tin về doanh nghiệp mà thậm chí khách hàng còn có thể tìm hiểu được hình ảnh thông tin, giá cả và nguyên liệu, dịch vụ. Digital Marketing là hình thức tiếp thị mà có thể tiếp cận khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.

Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc định hình nhu cầu theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ vùng miền… ngoài ra còn có thêm thói quen mua sắm, sở thích và hành vi cụ thể của nhiều khách hàng hiện nay.

Xác định tính hiệu quả và tốc độ linh hoạt.

Với các công cụ Digital Marketing, bạn hầu như có thể dễ dàng đánh giá chính xác nhất các thông số về sự quan tâm của khách hàng khi họ truy cập vào quảng cáo của bạn. Thậm chí ngay cả các công cụ đo lường còn đo lường được hướng đi của người dùng như họ đến website của bạn từ nguồn nào: trang Facebook hay tự tìm kiếm trên trang Google, họ được điều hướng đến đâu trong website của bạn, ở lại website của bạn bao lâu, nội dung họ đọc trên chính website của bạn.

Internet phát triển với tốc độ truyền rất nhanh chóng, đây mới chính là sự nổi trội của nó, chình vì thế kể từ khi bắt đầu chiến dịch Digital Marketing cho đến lúc hoàn tất bạn có thể theo dõi độ hiệu quả thông qua những số liệu thống kê.

Ưu điểm digital marketing so với marketing truyền thống ra sao

Digital marketing đang ngày càng cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội của mình so với những phương thức marketing truyền thống khác trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng. Giúp khách hàng nhận biết các thương hiệu dễ dàng hơn thông qua các hình ảnh, logo thương hiệu, hiện diện khắp mọi nơi trên internet.

Với digital marketing, các doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng tốt hơn từ đó đưa về hiệu quả tốt nhất về mặt doanh thu, và tiết kiệm chi phí.

Sự tích hợp về công nghiệp số giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn để tác động tới khách hàng bằng: email marketing, social media, website…

Dễ dàng phân tích và theo dõi: mỗi kênh quảng bá đều có công cụ để đo lường và chẩn đoán riêng. Điều này giúp cho việc đánh giá công việc trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Những câu hỏi thường gặp:

Mục tiêu của Digital marketing trong marketing đó là gì?

Mục tiêu của Digital Marketing chính là tăng độ nhận diện của thương hiệu, xây dựng lòng tin và gia tăng chuyển đổi bán hàng.

Nên bắt đầu từ đâu và thế nào đối với Digital marketing?

Digital Marketing là một mảng rất rộng lớn với rất nhiều kênh khác nhau. Khi vừa mới tiếp cận, bạn nên tìm hiểu tổng quan về tất cả các kênh mà Digital hiện đang có và từng kênh đó làm mục đích là gì? Sau cùng khi có kiến thức tổng quan, bạn có thể tự lựa chọn một mảng để tập trung vào trước và sau đó dần mở rộng ra các mảng khác.

Sai lầm lớn nhất của các nhà tiếp thị kỹ thuật số đó là gì?

Là Con hát mẹ khen hay. Quá thường xuyên, nhà tiếp thị kỹ thuật số bắt đầu và dừng lại. Bạn cần đóng góp thêm một lượng nội dung ổn định cho các kênh bạn sử dụng.

Không học chuyên ngành digital marketing vậy có làm được không?

Câu trả lời tất nhiên là có. Bạn sẽ học được tất cả những kiến thức về SEO, tối ưu hóa về website, lên kế hoạch Marketing Online cũng như đo lường các kết quả chiến lược Digital Marketing đều có thể học thông qua quá trình làm việc và học tập thêm tại các khóa học từ các trung tâm chuyên nghiệp.

Vai trò của từ khóa trong Digital Marketing là gì?

Đối với ngành Digital Marketing, thì từ khóa có vai trò rất quan trọng bởi khách hàng sẽ dựa vào các từ khóa đó để tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ họ cần. Từ khóa giống như một phương tiện kết nối giữa khách hàng với sản phẩm.