Giới thiệu sơ lược ngành Digital Marketing

Digital Marketing – hiểu chung là Marketing kỹ thuật số. Digital Marketing hiện đang là một trong những ngành nghề hot nhất ở thời điểm hiện tại do số lượng các công ty mọc lên như nấm. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Chính vì điều này, tìm việc Digital Marketing trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Số lượng nhân sự nhiều hơn, công việc nhiều hơn, chất lượng vì thế cũng khó lường hơn nhiều.

Một số đầu việc ngành nghề Digital Marketing

Bạn chắc hẳn đã nghe nhiều đến Digital Marketing. Nếu bạn thử tìm kiếm trên mạng thì có rất nhiều khái niệm khác nhau về nó. Và bạn cũng tò mò và muốn được giới thiệu sơ lược ngành Digital Marketing xem nó như thế nào.

Digital Marketing là Marketing sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu là trên Internet. Nhưng có bao gồm cả trên điện thoại, quảng cáo hiển thị, và nhiều loại phương tiện kỹ thuật số khác. Một số đầu việc có thể kể đến trong ngành này đó chính là SEO và Advertising.

Cây sơ đồ nghề nghiệp ngành Digital Marketing

Digital Marketing có thể được chia làm các nghề nhỏ sau

1. Nghề SEO
SEO – Làm tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm. Hiện tại ở Việt Nam hiện đang phổ biến nhất là tối ưu hóa việc tìm kiếm trên Google Search. Làm thế nào để đem về nhiều lượng người truy cập trang web nhất có thể. Lợi thế của việc này đó chính là có thể không mất nhiều chi phí. Nhưng hoạt động này lại cần mất rất nhiều công sức và phải chờ đợi rất lâu mới có kết quả.
2. Nghề Advertising/Paid Media/Quảng cáo

Hiện tại có 2 kênh quảng cáo lớn nhất tại Việt Nam đang sử dụng là Google và Facebook Ads. Hai kênh này được coi là kỹ năng tối thiểu cần có của một Digital Marketer. Để học công cụ Google Ads, các bạn hoàn toàn có thể tự mày mò ngay trên giao diện quảng cáo của Google ngay tại đường link: ads.google.com. Tương tự với Facebook là: fb.com/ads/manager.

3. Nghề Content Editor/Copywriter

Biên tập viên nội dung và Copywriter vốn là 2 vị trí hoàn toàn khác nhau. Mặc dù chúng đều có một điểm chung là sẽ phải viết lách ít nhiều. Content Editor đòi hỏi tầm nhìn, ý tưởng, nội dung phong phú rộng hơn, đồng thời tập trung vào “Marketing chậm. Còn Copywriter có thể hiểu chỉ là người viết quảng cáo.

4. Nghề Graphic Designer

Vị trí thiết kế đồ họa là vị trí gần như bắt buộc phải có trong ngành Digital Marketing. Trong một campaign có thể có hàng trăm ấn phẩm cần được thiết kế. Và hiệu ứng hình ảnh là một trong những khâu yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy khách hàng trả tiền mua sản phẩm.

5. Nghề Web Designer

Tương tự như Graphic Designer, Web Designer là vị trí chuyên thiết kế website, làm việc với giao diện web. Nếu Graphic Designer quan tâm tới các yếu tố thị giác – tạo nên ấn tượng để khách hàng tham gia quá trình mua sản phẩm; Web Designer quan tâm nhiều đến trải nghiệm của khách trong quá trình thực hiện thao tác mua hàng trên trang website.

Graphic Designer cần phải thông thạo gần như toàn bộ combo của Adobe – Một số công cụ chính cần thông thạo: Adobe Photoshop, After Effect, Premiere, Animation, IIustrator.
6. Nghề Web Developer
Web Developer- Lập trình viên Website là vị trí biến ý tưởng của Web Designer trở thành hiện thực. Ngoài ra Web Developer đóng một vai trò quan trọng trong việc SEO website – tối ưu hóa website trên công cụ tìm kiếm.

7. Nghề Affiliate/Parnerships Marketing

Marketing Liên kết, Marketing hợp tác là những phương pháp đều đã có từ lâu. Hình thức Marketing này thực chất rất rộng rãi – liên quan đến cả Marketing Offline, Branding,… Hình thức này yêu cầu cần nhiều về kĩ năng đối ngoại và khả năng lên chiến lược. Mục đích: làm thế nào để đưa về nhiều lợi ích nhất chung cho cả 2 bên.

8. Nghề Email/Automation Marketing

Ngành này có điểm chung: quản lý dữ liệu thông tin khách hàng, database công ty. Automation Marketing trả lời câu hỏi: Làm thế nào để cho các công việc về data khách hàng được tự động hóa? Hiệu quả doanh số Sale và tỉ lệ thành công trên đơn hàng là bao nhiêu,…

9. Nghề Social Media Marketing

Một trong các vị trí hot nhất tại thời điểm hiện tại. Social Media Marketing – Marketing qua mạng xã hội – Facebook, LinkedIn, Instagram, TikTok – Là vị trí yêu cầu rất nhiều về nội dung và chiến lược. Khác với SEO/Paid Media, vị trí này yêu cầu khả năng sáng tạo nội dung rất nhiều.

10. Nghề Digital Marketing Account Manager

Vị trí này tương tự với việc Chăm sóc khách hàng, nhưng đòi hỏi kiến thức chuyên môn và khả năng xử lý tình huống các tác vụ liên quan đến Digital Marketing rất tốt. Đặc biệt là đối với các dịch vụ quảng cáo. Vị trí này thường sẽ xuất hiện ở các Agency về mảng Marketing. Ngoài ra bên cạnh kĩ năng cứng về Marketing, vị trí này còn đòi hỏi kĩ năng mềm cực lớn. Do Account Manager sẽ là người đại diện cho công ty đi quan hệ trực tiếp với các Client.

11. Nghề Media Planner

Tương tự giống Digital Marketing Account Manager, vị trí này thường chỉ xuất hiện trong Agency, và chỉ là một kĩ năng trong vị trí Marketing tại các client. Media Planner khác với Copywriter ở chỗ họ là người phải đưa ra các ý tưởng lớn, chiến dịch concept. Cách vận hành và phân bổ ngân sách , nội dung quảng cáo.

12. Nghề Media Buyer

Media Buyer sẽ là người sẽ trực tiếp đi deal giá với các bên cung cấp phương tiện truyền thông quảng cáo. Ví dụ như: Quảng cáo tại TV banner tại sân bay, thang máy, hay các biển/TV quảng cáo ngoài trời.

Một số yêu cầu của công việc Digital Marketing

Tốt nghiệp Đại học trở lên đối với các chuyên ngành Marketing, Truyền thông, Quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin… Có kiến thức tốt về SEO, Google Analylist và webmaster Tool là một lợi thế. Hiểu được thế nào là SEO và thế nào là nội dung chuẩn SEO,… Có khả năng nắm bắt nhanh về các thông tin sản phẩm Công nghệ , kỹ thuật Yêu thích viết lách, chia sẻ & mạng xã hội Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt.

Quyền lợi được hưởng đối với ngành Digital Marketing

Môi trường làm việc dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp cao, có cơ hội thăng tiến và ổn định dài lâu. Được đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo quy định của nhà nước. Được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe y tế toàn diện. Được hưởng quyền lợi khác theo chính sách của công ty đề ra.

 

Những câu hỏi thường gặp:

Nếu một công ty tuyển dụng về vị trí Digital Marketing thì công việc cụ thể ở đó sẽ là gì?

Thường thì đây sẽ là các công ty nhỏ tuyển In-house do họ tính chất công việc sẽ yêu cầu 1 người có khả năng làm rất nhiều các loại task khác nhau. Kĩ năng bắt buộc thường sẽ bao gồm một trong 4 kĩ năng là Google, Facebook, SEO, Content,… Ngoài ra có thể sẽ yêu cầu thêm khả năng sử dụng một số công cụ như: Ps (Photoshop) Ai (Adobe Illustrator) Google Analytics, Google Search Console.

Yêu cầu như vậy thì khối lượng công việc vị trí Digital Marketing thế nào?

Khác với các Agency về Digital Marketing hay một số phòng Marketing có quy mô lớn – mỗi người sẽ chuyên về một mảng và khối lượng công việc dồn vào chung 1 mảng, các công ty có quy mô vừa và nhỏ với Marketing in-house sẽ có khối lượng công việc ít hơn và dàn trải hơn thay vì dồn nhiều vào 1 loại task.

Mức lương nghề Digital Marketing khoảng bao nhiêu?

Đối với Fresher – những người vừa mới vào nghề, thu nhập cho vị trí này sẽ rơi vào khoảng tầm 7-10 triệu đồng. Mức lương của một Junior Digital Marketer – từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm – dao động rất lớn ở mức gần 8-15 triệu đồng. Ngoài ra do tính năng động của ngành và đãi ngộ của từng công ty/agency, mức thu nhập của các nhân viên có thể dao động rất lớn.

Học nghề Digital Marketing ở đâu tại HCM?

Các bạn có thể tới địa chỉ 47 Trần Quý Cáp, phường 12, Quận Bình Thạnh, TPHCM. Để được tư vấn và đặng ký lịch học nhanh nhất.

Có nên tự học Digital Marketing được không?

Về việc tự học Digital Marketing là hoàn toàn có thể, tuy nhiên sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, và thậm chí là tiền bạc để có được trải nghiệm thực tế. Hiện tại hầu hết các bí kíp trong ngành đều đã có trên trang mạng, việc bạn cần làm là bỏ thời gian tìm hiểu xem nên học ở trang nào, và tổng hợp kiến thức lại rồi áp dụng như thế nào thôi.